DIN là chữ viết tắt của “Deutsches Institut für Normung” nghĩa là Viện tiêu chuẩn hóa Đức.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn DIN có thể thuộc cấp độ quốc gia, Châu Âu hay quốc tế. Bất kỳ ai cũng có thể đưa ra đề xuất các tiêu chuẩn mới. Một khi được chấp nhận, thì các dự án tiêu chuẩn hóa này được mang ra để xem xét thiết lập tuân theo quy tắc, thủ tục của Ủy ban tiêu chuẩn DIN, Ủy ban Kỹ thuật của Tổ chức tiêu chuẩn Châu Âu CEN (hoặc CENELEC cho những tiêu chuẩn Kỹ thuật điện) hay các Ủy ban tương ứng thuộc Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (chẳng hạn như IEC cho các dự án thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử).
Tất cả các bên liên quan đều có thể tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn: từ nhà sản xuất, người tiêu dùng, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đến các hội đồng kiểm định… Họ sẽ gửi các chuyên gia đại diện cho quyền lợi của mình thuộc phạm vi liện quan vào Ban xây dựng tiêu chuẩn của DIN. Ban này được giám sát bởi vài trong số 70 Ban tiêu chuẩn DIN, mỗi Ban này có trách nhiệm trong một phạm vi chủ đề cụ thể.
Đối với các bộ tiêu chuẩn áp dụng cho phạm vi Châu Âu hay Quốc tế, các Ban tiêu chuẩn DIN sẽ gửi các chuyên gia từ Đức đại diện cho quyền lợi nước Đức thuộc phạm vi CEN và ISO tương ứng.
Những thành viên chủ đạo của DIN sẽ phối hợp các quy trình tiêu chuẩn hóa và có trách nhiệm đối với việc quản lý toàn bộ dự án, đảm bảo tính đồng đều và nhất quán với bộ tiêu chuẩn Đức.
Những tiêu chuẩn này được phát triền với đầy đủ sự nhất trí và được phát triển bởi các chuyên gia nhằm đạt được quan điểm chung.
Các tiêu chuẩn DIN được đánh giá lại ít nhất mỗi 5 năm một lần. Nếu các tiêu chuẩn nào không còn phù hợp với tình trạng công nghệ hiện tại thì sẽ được điều chỉnh lại hoặc rút khỏi bộ tiêu chuẩn.
Danh sách tiêu chuẩn DIN
Quý khách hàng có thể xem thêm danh sách các tiêu chuẩn DIN (DIN1 đên DIN999) tại đây.
Website: http://www.din.de/en