Thép không gỉ hay còn gọi là inox, là loại hợp kim có thành phần chính là sắt và carbon, tỉ lệ carbon thường từ 0.02% - 2.14%. Ngoài ra, nó còn chứa từ 10.5% Crom và các thành phần khác như Niken, Biobium,…
Thép carbon là hợp kim cũng có sắt và carbon là thành phần chính, tuy nhiên tỉ lệ carbon trong loại vật liệu này cao hơn thép không gỉ. Bên cạnh đó các thành phần phụ của nó cũng có tỉ lệ khác nhau, chẳng hạn có tối đa 1.65% Silic, 0.6% Đồng, 0.6% Silic,…
Tỉ lệ carbon trong thép càng cao thì độ bền, cứng và khả năng uốn dẻo của thép đó càng thấp. Ngoải ra, khi tăng tỉ lệ carbon trong thép còn hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của nó nữa.
So sánh tính chất của thép không gỉ và thép carbon
Tính chất hóa học của mỗi loại thép khá phức tạp, nhất là mỗi loại lại chia ra thành nhiều sản phẩm khác nhau. Như thép không gỉ thì có thép cán nóng, cán nguội, thép mạ, thép tấm, thép cuộn,… còn thép carbon thì có thép mềm, thép trung bình, thép carbon cao, thép carbon đặc biệt cao,… Trong mỗi loại thép này thì tỉ lệ các thành phần của nó đều khác nhau dẫn đến tính chất thép cũng khác nhau.
Nhìn chung tất cả các loại thép không gỉ đều có đặc điểm dễ tác động như uốn dẻo, kéo dài, cắt tấm, xẻ băng,… hơn thép carbon do thành phần của nó có hàm lượng Niken cao hơn thép carbon. Tuy nhiên điều này không phải là tuyệt đối vì thép không gỉ cũng có một số loại bị giòn, khó uốn như thép Martensitic chẳng hạn.
Nên chọn thép không gỉ chất lượng hay thép carbon?
Tùy mục đích sử dụng hay yêu cầu thẩm mỹ mà người mua lựa chọn thép carbon hoặc thép không gỉ. Nếu so sánh tính thẩm mỹ thì thép không gỉ có bề mặt sáng bóng, dù trầy xước thì nó vẫn giữ được độ sáng như ban đầu. Còn thép carbon thì bề mặt lúc mới có thể sáng bóng như thép không gỉ nhưng sau một thời gian dài sử dụng nó có thể bị trầy xước, gỉ xét khiến bề mặt bị đen, không còn sáng bóng như lúc đầu.